Một phần  Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ)

Ký hiệu thủ tục: 1.004918.000.00.00.H31
Lượt xem: 1764
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Địa chỉ cơ quan giải quyết

Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát TTHC tỉnh Hưng Yên, số 02, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - Nộp hồ sơ: điểm tiếp nhận hồ sơ Sở Nông nghiệp và PTNT - Nhận kết quả: điểm trả kết quả tập trung.

Lĩnh vực Thủy sản
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

    Trực tiếp

  • 13 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp mới


    3 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp lại



  • Trực tuyến

  • 13 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp mới


    3 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp lại



  • Dịch vụ bưu chính

  • 13 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp mới


    03 Ngày làm việc


    Trường hợp cấp lại




Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP.


Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý



  • Luật 18/2017/QH14 Số: Luật 18/2017/QH14





  • Nghị định 26/2019/NĐ-CP Số: 26/2019/NĐ-CP





  • Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Số: 105/2022/NĐ-CP





  • Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Số: Nghị định số 37/2024/NĐ-CP




  • a)Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

  • g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp

  • b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

  • Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

  • Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra gồm:

  • - Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; - Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; - Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

* Trường hợp cấp mới:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP; Mẫu số 01.docx Bản chính: 1 Bản sao: 0
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP; Mẫu số 02.docx Bản chính: 1 Bản sao: 0

* Trường hợp cấp lại:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP; Mẫu số 01.docx Bản chính: 1 Bản sao: 0
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;   Bản chính: 1 Bản sao: 0
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.   Bản chính: 1 Bản sao: 0

File mẫu:

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận). Tải về In ấn
  • 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản Tải về In ấn

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thuỷ sản; có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thuỷ sản mới nhập (Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng); - Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thuỷ sản hoặc sinh học; - Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).